1. Mục đích
Tăng cường năng lực chăm sóc bệnh nặng, tăng khả năng sống còn, giảm thiểu di chứng.
2. Mục tiêu
Chương trình này được xây dựng với mục tiêu cung cấp cho học viên kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết nhất về chẩn đoán, xứ trí cấp cứu ban đầu tình huống bệnh nhân ngưng tim và xử lý cấp cứu các mức độ Phản vệ và Ngộ độc thuốc tê (Tái tập huấn thông tư 51/2017/TT-BYT).
2.1. Mục tiêu kiến thức
Trình bày được các bước xử trí cơ bản trường hợp bệnh bệnh, theo trình tự ưu tiên.
Trình bày được 3 dấu hiệu phát hiện nhanh ngưng tim.
Trình bày được các bước xử trí cơ bản trường hợp ngưng tim.
Trình bày được các dấu hiệu Phản vệ và xử lý cấp cứu ban đầu.
Trình bày được các dấu hiệu Ngộ độc thuốc tê và xử lý cứu ban đầu.
2.2. Mục tiêu kỹ năng:
Phát hiện sớm tình huống ngưng tim
Thực hiện được các kỹ thuật hồi sinh cơ bản trường hợp ngừng tim.
Thực hiện được các bước xử trí cấp cứu theo phác đồ DR – S – ABCDE.
Thực hiện được các bước xử lý cấp cứu phản vệ và ngộ độc thuốc tê theo thông tư 51/2017/TT-BYT.
2.3. Mục tiêu thái độ:
Rèn luyện tác phong tích cực và chuyên nghiệp trong khi xử trí trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng.
3. Đối tượng:
Trạm Y tế, Phòng khám đa khoa, Phòng khám chuyên khoa, Bệnh viện chuyên khoa sâu. Bác sĩ gia đình, Bệnh viện đa khoa,
Bác sĩ; Y sĩ; Điều dưỡng; KTV Xét ngiệm; KTV X quang …
4. Số lượng: 30 – 45 học viên/ 01 lớp.
5. Thời gian: 06 buổi # 24 tiết học
6. Nội dung
Nội dung chương trình đào tạo
+ Giới thiệu “Qui trình báo động đỏ và kích hoạt hổ trợ từ Hệ thống mạng lưới Cấp cứu 115”.
+ Tiếp cận bệnh lý cấp cứu thường gặp theo Phác đồ DR – S – ABCDE
+ Cập nhật hồi sinh tim phổi cơ bản – AHA 2020.
+ Nhận diện và xử trí “Phản vệ”
+ Nhận diện và xử trí “Ngộ độc thuốc tê”
+ Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực (Bài mục 3)
+ Kỹ thuật bóp bóng giúp thở
+ Kỹ thuật đặt nôi khí quản
+ Quy trình kỹ thuật đặt canuyn đường thở
+ Nội dung Vali cấp cứu thông tư 51/2017/TT-BYT.
+ Vận hành ekip Hồi sinh tim phổi cơ bản + ½ nâng cao.
Chương trình chi tiết
Tên bài | Mục tiêu bài học | Số tiết học | ||
Tổng | LT | TH | ||
Phần A. Mở đầu | 1. Lượng giá đầu khóa học (Pretest)
2. Giới thiệu mục tiêu, chương trình |
1 | 1 | 0 |
Phần B. Tổng quan & các nguyên tắc chung | 12 | 10 | 2 | |
Bài 1. Giới thiệu “Qui trình báo động đỏ nội viện và kích hoạt hổ trợ từ Cấp cứu lưu động”. | 1. Mô tả các bước trong qui trình báo động đỏ nội viện
2. Mô tả 6 nhiệm vụ của cấp cứu trước viện |
2 | 2 | 0 |
Bài 2. Tiếp cận bệnh lý cấp cứu thường gặp theo Phác đồ DR – S – ABCDE | 1. Mô tả các bước trong phác đồ DR – S – ABCDE
2. Mô tả yếu tố nguy cơ cho nhân viên y tế và bệnh nhân 3. Liệt kê nguồn lực tại chỗ để lập nhóm cấp cứu 4. Mô tả việc kiểm soát đường thở 5. Mô tả các dấu hiệu suy hô hấp và các phương pháp trợ thở 6. Mô tả các dấu hiệu trụy mạch, kiểm soát mất máu và bù dịch |
4 | 2 | 2 |
Bài 3. Cập nhật hồi sinh tim phổi cơ bản – AHA 2020. | 1. Mô tả 3 dấu hiệu xác định nhanh ngưng tim
2. Mô tả quan điểm các chỉ số kỷ thuật hồi sinh tim phổi |
2 | 2 | 0 |
Bài 4. Nhận diện và xử trí “Phản vệ” | 1. Liệt kê được các triệu chứng ở 5 cơ quan để chẩn đoán phản vệ.
2. Mô tả triệu chứng của 4 mức độ phản vệ. 3. Liệt kê được cách xử trí cấp cứu 4 mức độ phản vệ. 4. Mô tả được cách xử dụng Adrenaline trong cấp cứu phản vệ. 5. Mô tả được các thành phần trong hộp thuốc cấp cứu phản vệ. 6. Liệt kê được 05 mục chuẩn bị, dự phòng cấp cứu phản vệ. |
2 | 2 | 0 |
Bài 5. Nhận diện và xử trí “Ngộ độc thuốc tê” | 1. Liệt kê được các triệu chứng ở thần kinh trong ngộ độc thuốc tê
2. Liệt kê được các triệu chứng ở tim mạch trong ngộ độc thuốc tê 3. Liệt kê được các bước cấp cứu ban đầu do ngộ độc thuốc tê 4. Mô tả được cách xử dụng Adrenaline trong cấp cứu ngộ độc thuốc tê. 5. Nêu liều lượng Lipofundine trong chỉ định truyền tĩnh mạch do ngộ độc thuốc tê |
2 | 2 | 0 |
Phần C. Kỹ thuật thực hành: | 10 | 4 | 6 | |
Bài 3.1 Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực | 1. Thực hành đúng kỹ thuật về tần số, biên độ
2. Thực hành đúng thao tác khi tiến hành ép tim ngoài long ngực |
2 | 1 | 1 |
Bài 6. Kỹ thuật bóp bóng giúp thở | 1. Xác định được chỉ định, chống chỉ định bóp bóng qua mặt nạ
2. Chọn đúng kích thước bóng, mặt nạ cho từng bệnh nhân 3. Thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật bóp bóng qua mặt nạ trên mô hình. |
2 | 1 | 1 |
Bài 7. Kỷ thuật đặt nôi khí quản | 1. Liệt kê dụng cụ thực hiện đúng kích cỡ và đủ dụng cụ cần thiết
2. Thực hành đúng kỹ thuật đặt ống NKQ và bóp bóng hiệu quả Vận dụng kiến thức xử lý đúng tình huống giả định |
2 | 1 | 1 |
Bài 8. Quy trình kỹ thuật đặt canuyn đường thở | 1. Xác định được chỉ định, chống chỉ định đặt canuyn đường thở trong cấp cứu ngoại viện.
2. Thực hành được kỹ thuật đặt canuyn đường miệng dựa vào quy trình. |
2 | 1 | 1 |
Bài 9. Nội dung Vali cấp cứu thông tư 51/2017/TT-BYT. | 1. Liệt kê danh mục thuốc, trang thiết bị, y dụng cụ trong tủ thuốc theo hướng dẫn thông tư 51/2017/TT-BYT. | |||
Bài 10. Vận hành ekip Hồi sinh tim phổi cơ bản + ½ nâng cao. | Mô tả chức năng của từng vị trí khi cấp cứu bệnh nặng.
Thực hành được nhóm 4 nhân viên y tế, cấp cứu ca ngưng tim. |
2 | 0 | 2 |
Phần D – Kết thúc | Lượng giá cuối khóa (Post-test) | 1 | 1 | 0 |
Tổng cộng | 24 | 16 | 8 |
7. Khai giảng, thời gian và hình thức học
– Thời gian học: 6 buổi # 24 tiết
– Hình thức học: 4 buổi trực tuyến (16 tiết) và 2 buổi trực tiếp (8 tiết).
8. Danh sách giảng viên
1) Thạc sĩ Bác sĩ Đỗ Ngọc Chánh: Bộ môn Hồi sức cấp cứu – Cấp cứu ngoại viện.
2) Bác sĩ CK II Nguyễn Đức Thành: Bộ môn Hồi sức cấp cứu – Cấp cứu ngoại viện.
3) BS CK II Vũ Thế Khương: Bộ môn Bộ môn Hồi sức cấp cứu – Cấp cứu ngoại viện.
4) Bác sĩ CK II Lê Điền Trung: Bộ môn Hồi sức cấp cứu – Cấp cứu ngoại viện.
5) Cử nhân Phạm Thị Luyến: Bộ môn Hồi sức cấp cứu – Cấp cứu ngoại viện.
Thỉnh giảng:
6) Thạc sĩ Nguyễn trọng Hiển: Trưởng Khoa Điều Hành Trung tâm cấp cứu 115 TPHCM.
7) Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Tấn Phát: Phó Trưởng Khoa Điều Hành Trung tâm cấp cứu 115 TPHCM
8) Cử nhân Huỳnh Thị Ngọc Huyền: Chuyên viên cấp cứu ngoại viện. Trung tâm cấp cứu 115 TPHCM
9) Cử nhân Lê Hoàng Long: Chuyên viên cấp cứu ngoại viện. Trung tâm cấp cứu 115 TPHCM
9. Thiết bị, học liệu cho khóa học
-Vali thuốc hồi sức cấp cứu theo qui định
-Mô hình:
a. Hồi sinh tim phổi người lớn
b. Hồi sinh tim phổi thiếu niên
c. Hồi sinh tim phổi trẻ nhỏ
– Thiết bị khác:
a. Máy sốc điện (tự động, cầm tay)
a. Bộ mô hình thiết lập tình huống mô phỏng
– Thiết bị hỗ trợ: máy chiếu, máy vi tính, hệ thống âm thanh bao gồm micro và loa phát, máy quay video chụp hình ghi nhận tình huống, máy chủ và mạng wifi cho phép kết nối internet (nếu sử dụng chương trình đào tạo trực tuyến), thiết bị vi tính cá nhân.
– Hội trường phù hợp số lượng học viên
10. Phương pháp dạy và học
– Thuyết trình tương tác tích cực.
– Lượng giá đầu vào bằng sự hiểu biết kiến thức và đầu ra bằng kỷ năng.
– Tài liệu bằng văn bản, xem video, thực hành kỷ thuật trên mô hình, xử lý tình huống hiện trường mô phỏng.
11. Lượng giá
Trắc nghiệm: 30 câu, một lựa chọn
Kỷ năng xử lý tình huống: bảng kiểm thực hành bệnh mô phỏng
12. Số lượng học viên
30 – 45 học viên/ 1 lớp thực hành.
13. Cấp giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận được cấp theo quy định của Thông tư số 22/2013/TT-BYT; Thông tư số 26/2020/TT-BYT và Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT ngày 13/01/2021 của Bộ Y tế.
Học viên cung cấp: họ và tên; nghề nghiệp; giới tính; năm sinh; cơ quan công tác, địa chỉ.
Mức độ – Giá trị sử dụng: 02 năm
Giấy chứng nhận đào tạo liên tục do Viện nghiên cứu và đào tạo Y Dược An Sinh cấp. Có giá trị trên toàn quốc. Điều kiện được cấp:
– Không nghỉ quá 10% số buổi học.
– Điểm thi kết thúc khóa học từ 5,0 trở lên.
14. Tài liệu học tập
Tài liệu do Hồi sức cấp cứu – Cấp cứu ngoại viện – Viện nghiên cứu và đào tạo Y Dược An Sinh xây dựng; năm 2024.
15. Tài liệu tham khảo
1) World Health Organization, 2018. Basic Emergency Care: approach to the acutely ill and injured. http://www.who.int/emergencycare/publications/Basic-Emergency-Care/en/
2) Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3) Luật số 15/2023/QH15: Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Chương IV; Mục 3; Điều 60 (Trách nhiệm của cơ sở KCB; tiểu mục 1: Tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
4) Bộ Y tế, 2014. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức- Cấp cứu và Chống độc.
5) Bộ Y Tế, 2014. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Bệnh viện.
6) Bộ Y tế – Cục quản lý khám, chữa bệnh. Tài liệu đào tạo cấp cứu cơ bản. Nhà xuất bản y học, 2014.
Đặc trưng khóa học
- Bài giảng 10
- Bài thi 9
- Thời lượng 24 tiết học
- Độ khó Tất cả các cấp
- Ngôn ngữ Vietnam
- Học viên 9
- Chứng chỉ No
- Đánh giá Có